Rối loạn cương dương ở người Đái Tháo Đường

Định nghĩa

Rối loạn cương là tình trạng lặp đi lặp lại việc không có khả năng cương hoặc giữ cho dương vật cương đủ cứng để thực hiện giao hợp.

Mối quan hệ giữa rối loạn cương và bệnh tiểu đường đã được biết đến từ lâu, mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa được hiểu biết tường tận.

Tần suất

Như những người khác, người đàn ông bị tiểu đường có thể bị rối loạn cương nhưng với tần suất và mức độ cao hơn. Một nghiên cứu cho thấy 75% người đàn ông tiểu đường có rối loạn cương, so với 26% trong dân số chung. Theo nghiên cứu Massachussettts Male Aging Study trên 1709 đối tượng, tỷ lệ rối loạn cương trên bệnh nhân tiểu đường dao động từ 27-59% các trường hợp mới phát hiện và chiếm 28% trường hợp đang điều trị.

Nếu như rối loạn cương trong dân số chung là một bệnh do vấn đề tuổi tác, nghĩa là tần suất vượt trội chỉ ghi nhận sau 60 tuổi, thì rối loạn cương dương trong tiểu đường xuất hiện sớm hơn 10-25 năm. Thậm chí xuất hiện ở độ tuổi 30 hay sớm hơn. Thời gian bị tiểu đường càng dài, hay bệnh càng nặng, nguy cơ bị rối loạn cương càng cao. Do đó, những người bị tiểu đường týp 1, khởi phát lúc trẻ, thường có nguy cơ bị rối loạn cương cao hơn và sớm hơn người tiểu đường týp 2.

Sinh lý bệnh

Sinh lý bệnh của rối loạn cương trong dân số chung được xem là có nguồn gốc đa yếu tố, có 3 yếu tố nguy CƠ chính dẫn đến rối loạn cương dương trong bệnh lý tiểu đường

  • Tổn thương thần kinh.
  • Tổn thương mạch máu.
  • Kiểm soát đường huyết kém.

Hiện tượng rối loạn cương dương trong tiểu đường được quy cho là cùng một bản chất với những tổn thương thần kinh ngoại biên, trong đó gồm những thần kinh tại chỗ ở dương vật. Những tổn thương thần kinh này làm dương vật không thể điều hợp với những kích thích tình dục từ não bộ, hay những kích thích tình dục từ những cơ quan cảm giác khác. Hậu quả là ở người tiểu đường, mặc dù có kích thích tình bảo dưới không nghe”, nghĩa là mặc dù vẫn có ham đục rất mạnh mẽ, nhưng vẫn xảy ra tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, nghĩa là mặc dù vẫn có ham muốn tình dục mạnh mẽ, dương vật vẫn không cương lên, hay cương không đủ độ cứng cần thiết để thực hiện giao hợp.

Bên cạnh đó, hiện tượng cương do giãn nở mạch máu ở dương vật cần một cơ chất quan trọng là nitric oxide (NO) được tổng hợp từ tế bào nội mạc mạch máu. Sự gia tăng đường huyết kéo dài làm tổn thương tế bào nội mạc mạch máu và làm giảm khả năng tổng hợp No của chúng. Thiếu NO làm máu không đổ vào thể hang để gia tăng áp lực tại chỗ làm đóng những tĩnh mạch dương vật, ngăn cho máu không thoát ra khỏi dương vật để hình thành một sự cương “chất lượng”.

Tương tự, hiện tượng xơ vữa động mạch cũng làm tổn thương khả năng sản xuất NO của nội mạc mạch máu. Đồng thời, hiện tượng xơ vữa mạch máu rất phổ biến trong tiểu đường cũng trực tiếp làm hẹp lòng động mạch dương vật, hạn chế cung cấp lượng máu đổ đây trong giai đoạn cương.

Hướng xử trí rối loạn cương dương trong tiểu đường

Mỗi lần giao hợp có chất lượng sẽ giúp tiêu hao khoảng 200 kcal (tương đương với đi bộ 60 phút), bên cạnh đó tinh thần cũng được hoàn toàn giải phóng khỏi các ức chế. Do vậy, trái với quan niệm của nhiều người cho rằng khi mắc bệnh ĐTĐ cần phải kiêng cữ “sinh hoạt”, giải quyết tốt vấn đề rối loạn cương dương ở bệnh nhân ĐTĐ chính là nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ.

Theo cơ chế bệnh sinh, tổn thương mạch máu do đường huyết cao là nguyên nhân chủ yếu gây loạn cương dương trong tiểu đường. Do đó, kiểm soát chặt chẽ đường huyết theo khuyến cáo là biện pháp cốt lõi để hạn chế và phòng ngừa biến chứng tuy không chết người nhưng khá phiền toái này.

Cũng đừng quên việc phòng tránh những yếu tố nguy cơ tim mạch, vốn rất phổ biến trong tiểu đường để hạn chế sự tổn thương nội mạc mạch máu. Cần phải kể đến việc bỏ hút thuốc lá nếu có và sử dụng những thuốc kháng viêm nội mạc và hạ cholesterol là những biện pháp tối cần thiết để phòng tránh những biến chứng do tiểu đường.

Tuy nhiên, những biện pháp trên không phải khi nào cũng hiệu quả, vì một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân tiểu đường đã bị rối loạn cương trước khi tiếp cận phương pháp điều trị để khống chế đường huyết một cách hiệu quả. ở giai đoạn này, những thuốc ức chế phosphordiesterase 5 (PDE 5) đã được chứng minh có hiệu quả. Một thuốc điển hình trong nhóm này là vardenafil (Levitra) đã được khảo sát qua nhiều nghiên cứu mù đôi có đội chứng và chứng minh được hiệu quả cao nhất trong nhóm thuốc ức chế PDE5 trong điều trị rối loạn cương trên người tiểu đường. Trong một nghiên cứu đã công bố tại Hội nghị của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ. Nghiên cứu này tiến hành trên 542 bệnh nhân tiểu đường týp 1 và týp 2, được cho sử dụng Levitra với liều 10-20mg khi cần thiết. Kết quả cho thấy có 72% bệnh nhân sử dụng Levitra 20mg đạt được sự cương cần thiết so với chỉ 15% bệnh nhân trong nhóm giả dược. Điều đáng ghi nhận là hiệu quả gây cương của Levitra độc lập với hiệu quả điều trị đường huyết qua giá trị HbA1c. Levitra đã thực sự được coi là “bảo bối” cho nam giới mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người tiểu đường còn có thể có những yếu tố tán trợ làm nặng thêm tình trạng rối loạn cương dương như trầm cảm, tác dụng phụ của thuốc điều trị… Tất cả những yếu tố này cần được xem xét để có hướng giải quyết toàn diện.

Do đó, bên cạnh các biện pháp kinh điển để kiểm soát đường huyết, các thuốc ức chế PDE 5 là một hướng điều trị bổ sung đầy hứa hẹn trong điều trị rối loạn cương dương do tiểu đường